Theo dòng chảy của các cuộc cách mạng công nghiệp, càng ngày các máy móc, các phương tiện cơ giới hóa, thông minh hóa càng giải phóng sức lao động của con người. Kết hợp với sự phát triển của nhân loại, sự phân hóa chuyên môn các công việc diễn ra ngày càng sâu rộng.
Không nằm ngoài dòng chảy đó, các công việc vệ sinh đơn thuần với những dụng cụ thô sơ, quy mô công việc nhỏ lẻ đã dần dần phát triển lên thành dịch vụ vệ sinh công nghiệp nhờ sự kết hợp của các máy móc hiện đại, dụng cụ – hóa chất chuyên dụng, quy trình làm sạch được nghiên cứu bài bản, đem lại năng suất và hiệu quả làm sạch vượt trội, đáp ứng cho mọi quy mô từ công nghiệp cho đến các hộ gia đình.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp được xuất hiện lần đầu ở các nước có nền dịch vụ phát triển là Mỹ và Châu Âu từ thế kỉ XX. Tại Việt Nam từ khi đất nước bắt đầu mở cửa kinh tế, cùng với làn sóng đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia đã kéo theo một loạt các ngành dịch vụ hữu ích phụ trợ đi kèm, trong đó có ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp. Đặc biệt từ những năm 2008 trở lại đây, khi sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam đã kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng, sự đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Đánh dấu sự bùng nổ của ngành dịch vụ vệ sinh công nghiệp, bắt đầu từ các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng đã lan tỏa ra các tỉnh công nghiệp phát triển như Bình Dương, Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên……
Ngoài những lợi ích cốt lõi là nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường làm việc, sự tối ưu về chi phí và nguồn lực của xã hội. Ngành vệ sinh công nghiệp cũng đem lại những lợi ích về an sinh xã hội rất lớn vì lực lượng lao động trong ngành này có thể là bất kỳ ai, từ những người trẻ cho tới người già, từ ở nông thôn đến thành thị, từ những người học vấn cao cho đến những người bình thường đều có thể tham gia. Trong đó có rất nhiều người có cuộc sống bấp bênh trong xã hội đã tìm được công ăn việc làm, mức thu nhập ổn định khi tham gia làm việc trong ngành vệ sinh công nghiệp.